Tiêu chuẩn kỹ thuật về tải trọng mái tôn và xà gồ bạn cần biết

Bất cứ công trình nào đều có những tiêu chuẩn nhất định nhằm đảm bảo chất lượng cũng như độ an toàn của công trình. Các công trình lợp mái tôn dù lớn hay nhỏ cũng đều có những tiêu chuẩn chung cần tuân thủ. Dưới đây chúng tôi xin cung cấp các tiêu chuẩn về tải trọng của mái tôn và xà gồ, chắc chắn sẽ là những thông tin hữu ích cho việc thi công và sửa chữa mái tôn của bạn.

Các tiêu chuẩn chung

Sau khi khảo sát sơ bộ về công trình để nắm bắt được các kết cấu phù hợp, các kỹ sư sẽ thiết kế một bản vẽ sao cho tính được chính xác mức độ chịu lực của các xà gồ cho đến móng ngôi nhà. Khoảng cách xà gồ mái tôn và thiết kế sao cho tải trọng tiêu chuẩn mái tôn chịu lực lớn từ mái không tác động quá lớn đến phần tường gần kề đó.

Trong tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam của công trình, tải trọng mái tôn và xà gồ cần có những yếu tố chính như:

  • TCVN 2737:1995 tải trọng và tác động – tiêu chuẩn thiết kế.
  • TCXD 229 -1999 Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trọng theo tiêu chuẩn TCVN 2737:1995.
  • TCXD 45:1978 Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình.
  • TCXDVN 293:2003 Chống nóng cho nhà ở – Chỉ dẫn thiết kế.
  • TCXDVN 175:2005 Mức ồn tối đa cho phép trong công trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế.
  • TCVN 4059:1985 Hệ thống chỉ tiêu chất lượng sản phẩm xây dựng – Kết cấu thép – Danh mục tiêu chuẩn.
  • TCVN 4613:1988 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng – Kết cấu thép – Ký hiệu quy ước và thể hiện bản vẽ.
  • TCVN 5889:1995 Bản vẽ các kết cấu kim loại.
  • TCXDVN 338:2005 Kết cấu thép – Tiêu chuẩn thiết kế.
  • TCVN 6170-4:1998 Công trình biển cố định – Phần 4: Thiết kế kết cấu thép.
  • TCVN 6170-8:1999 Công trình biển cố định – Kết cấu – Phần 8: Hệ thống chống ăn mòn.
  • TCXD 149:1986 Bảo vệ kết cấu xây dựng khỏi bị ăn mòn.

Tiêu chuẩn tính toán cụ thể

Bởi đây là các tiêu chuẩn chung cho toàn bộ các công trình tại Việt Nam nên buộc các kỹ thuật kỹ sư thiết kế công trình phải đảm bảo nhằm đạt được hiệu quả công trình và tránh xảy ra những sai sót không đáng có gây thiệt hại về người và tài sản làm ảnh hưởng đến uy tín của công ty cùng tay nghề của thợ bị đánh giá.

Theo ước tính của các chuyên gia xây dựng, việc làm mái tôn kết hợp với những khung mái và xà gồ có thể tỷ lệ sẽ là tĩnh tải:

  • 15kg/m2 – 20kg/m2 (tôn +xà gồ), hoạt tải mái: 30kg/m2, nếu có trần treo, trần thạch cao thì cộng thêm vào tĩnh tải, TLBT xà gồ.
  • Tấm lợp mái dày (mm) 0.45 4.239 kg/m2, Tải treo buộc (trần, đèn,..) gồm: Collateral Load (Ceiling,Lights), Ceiling 9.58 (gypsum board thk 1.27cm), Insulation (cellular plastic) 20 (cellular plastic), Lighting 4.79, HVAC 4.79, Sprinkler (phun nước) 7.19.

Việc đảm bảo các yếu tố sao cho đúng quy định và tiêu chuẩn các thợ cũng cần tuân thủ nghiêm ngặt để đảm bảo trong quá trình lắp đặt và thi công mái tôn chống nóng hay nhà cấp 4 mái thái 5×20m. Với các bộ phận phụ bị kéo theo tránh được các rủi ro không cần thiết như thừa quá nhiều mái tôn.

Các tấm không khớp nhau cùng với độ dốc của mái tôn không hợp lý cùng với đó nghiên cứu thêm về các tỉ trọng cho phần chống nóng, chống nhiệt và chống ồn cho phần trong của mái tôn không làm bị cộm hoặc xô lệch các đinh vít.

Nếu đảm bảo những yếu tố này không chỉ giúp đảm bảo tải trọng mái tôn mà còn đảm bảo kết cấu tôn lợp mái đạt chuẩn.

Tiêu chuẩn phi kỹ thuật

Đây là những tiêu chuẩn như khoảng cách xà gồ cho mái tôn được sử dụng để đánh giá sơ bộ bằng mắt thường mà không cần thông qua các tiêu chuẩn phức tạp và có phần máy móc.

Tiêu chuẩn kỹ thuật

Đối với tiêu chuẩn kỹ thuật, bạn cần chú ý tiêu chuẩn chất liệu tôn, xà gồ, vì kèo mái tôn, khoảng cách đòn tay mái tôn,… Vì đó là những tiêu chí cần thiết đảm bảo công trình khung thép mái tôn hoặc nhà mái tôn có phần mái thêm vững bền.

Tiêu chuẩn về chất liệu tôn

Đây là nhân tố chính cần được quan tâm đúng mực khi mà một sản phẩm chất lượng được biểu hiện qua chất liệu mái. Bạn có thể chọn mái tôn 1 lớp, mái tôn pu 3 lớp hay mái tôn chống nóng… tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi công trình.

Sau quá trình thi công bạn nên kiểm tra lại chất lượng mái có bị xước hay không bị xô lệch hay không có bị dột mưa hay không…

Tiêu chuẩn xà gồ – Khoảng cách đòn tay mái tôn

Đây cũng chính là một trong những yếu tố đáng lưu tâm bởi các xà gồ giúp nâng đỡ cho phần mái phía trên tải trọng mái tôn nên đối với một sản phẩm muốn được nghiệm thu tốt cần phải đảm bảo chắc chắn và an toàn có độ nâng đỡ tốt cho mái.

Như vậy những yếu tố trên đã phần nào phản ánh được thế nào để có một sản phẩm mái tôn chất lượng. Việc tuân thủ các yếu tố kỹ thuật các chỉ tiêu chung sẽ giúp cho công trình của bạn được đảm bảo an toàn cũng như chất lượng hơn trong quá trình vận hành và sản xuất sản phẩm.

Hi vọng những thông tin về tiêu chuẩn về tải trọng của mái tôn và xà gồ BlueScope Zacs cung cấp có thể giúp ích cho bạn trong quá trình thi công hay quan sát tiến độ thi công kể cả cho nhà ở, hàng rào tôn hay các công trình nhà xưởng lớn.

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT MỚI

Tập đoàn BlueScope Zacs chuyên sản xuất các loại tôn lạnh, những sản phẩm tôn giả ngói, tôn cách nhiệt, tôn mạ màu tôn lạnh màu với chất lượng tốt. Với sứ mệnh mang lại những sản phẩm tốt nhất, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, những sản phẩm tôn lợp mái của chúng tôi, luôn cam kết cho ra những mẫu mái tôn đẹp nhất thị trường, an toàn với mọi gia đình. Năm 2023 với những sản phẩm tôn pu và tôn xốp với tính năng chống cháy và chống ồn hiệu quả. Ngoài ra, còn có loại tôn xốp đóng trần giúp tăng hiệu quả làm mát cho ngôi nhà bạn.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ