Đóng trần nhà bằng tôn lạnh là lựa chọn hoàn hảo trong thiết kế và thi công trần nhà được ưa chuộng hiện nay bởi tuổi thọ cao, trọng lượng nhẹ, giá thành hợp lý và dễ thi công.
Tuy nhiên, để giữ được tuổi thọ tấm tôn cũng như tính thẩm mỹ của trần nhà cần tuân thủ cách đóng trần tôn lạnh an toàn và đúng kỹ thuật.
Vì sao nên đóng trần nhà bằng tôn lạnh?
Tôn lạnh là thép nền mạ hợp kim nhôm kẽm được phủ màu chất lượng cao mang đến sự ưu việt trong quá trình sử dụng và tạo nên không gian, màu sắc đa dạng, tính thẩm mỹ cho công trình. Bên cạnh đó, đóng trần nhà bằng tôn lạnh có tác dụng chống nóng mùa hè, giữ ấm mùa đông hiệu quả cho ngôi nhà của bạn.
- Trần tôn lạnh có tuổi thọ bền đẹp, không bị phá hoại bởi sâu mọt, mối đục như chất liệu gỗ; không bị nứt nẻ giống cốt thép, bê tông.
- Thiết kế mẫu mã, kiểu dáng độc đáo, đa dạng giúp đảm bảo tính thẩm mỹ và kiến trúc của công trình.
- Giá đóng trần tôn lạnh đóng trần rẻ hơn so với trần bê tông, trần thạch cao hay trần nhựa.
- Thời gian và biện pháp thi công trần tôn lạnh nhanh chóng, tiết kiệm chi phí nhân công và chi phí bảo hành sửa chữa.
- Hệ trần tôn lạnh có tính bền, nhẹ hơn trần bê tông giúp dễ dàng vận chuyển, lắp đặt.
Cách thi công đóng trần tôn lạnh
Bước 1: Xác định chính xác vị trí để thi công trần tôn lạnh
Lấy thước đo một cách chính xác nhất để đặt trần sao cho tương ứng với chiều cao và không gian để các chức năng chống nhiệt, ẩm mốc, cách âm của trần tôn lạnh được phát huy một cách hiệu quả nhất.
Bước 2: Lắp khung xương
Sau khi đã xác định vị trí chính xác để lắp trần, bước tiếp theo là lắp khung phào xung quanh, lắp cố định phào nẹp vào 4 bức tường bằng đinh vít. Tiếp đến treo khung trần, đối với các loại mái tôn, mái ngói, mái xi-măng dùng các loại dây thép chuyên dụng để treo khung trần lên các xà gồ.
Bước 3: Lắp tấm trần tôn lạnh
Sau khi khung xương được lắp đặt cách chắc chắn, tiến hành lắp các tấm trần tôn vào các khung xương. Sau khi lắp các tấm trần tôn xong sẽ có một mái trần đẹp và chắc chắn. Khi lắp các tấm trần cần có ít nhất hai người, một người đỡ một đầu lắp tấm trần trước rồi di chuyển lại uốn hơi cong tấm trần để có chiều võng với mục đích lắp đầu còn lại vào phào.
Một số lưu ý khi đóng trần nhà bằng tôn lạnh
- Khi cắt tôn lạnh bằng máy không được để phôi sắt bắn lên bề mặt tôn làm cháy lớp sơn dẫn đến mái tôn bị gỉ.
- Khi di chuyển trên mái phải lót ván gỗ hay thang tre để đảm bảo được độ cứng an toàn.
- Khi thi công xong phải vệ sinh sạch sẽ tấm trần đã lợp. Không được để sót đồ thừa như đinh vít sẽ gây rỉ sét, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tuổi thọ của trần tôn.
- Không được dùng các dung dịch tẩy rửa sẽ làm mất lớp sơn trên bề mặt tấm tôn.
Bên cạnh việc cách làm trần tôn đẹp an toàn, đúng kỹ thuật thì chọn tôn là yếu tố quyết định tới tuổi thọ và tính thẩm mỹ của trần nhà. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng tôn xốp, tôn xốp 2 mặt làm trần nhà để tăng tính thẩm mỹ và khả năng chống cháy cho công trình. NS BlueScope tự hào là đơn vị sản xuất, cung cấp các loại tôn, thép hàng đầu cho thị trường tôn Việt Nam. BlueScope Tấm Trần – giải pháp mới cho các ứng dụng nội thất có độ bền vượt trội, đẹp và chất lượng cao. Với màu sắc đa dạng, độ bền cao, khả năng chống mọt chống cháy, dễ lắp dựng, cường độ ổn định và khả năng linh hoạt trong thiết kế, BlueScope Zacs Tấm Trần là lựa chọn tuyệt vời cho ứng dụng trần, vách bên cho các công trình dân dụng, thương mại hay công nghiệp.
Bên cạnh đó, NS BlueScope còn cung cấp nhiều sản phẩm: tôn Zacs Hoa Cương, tôn Zacs Bền Màu, BlueScope Zacs Lạnh, Thanh Kèo Zacs đáp ứng đầy đủ yêu cầu của tất cả các công trình.
Hy vọng qua bài viết trên đây đã cung cấp cho các bạn cách đóng trần nhà tôn lạnh an toàn và đúng kỹ thuật. Chúc các bạn thành công!