Là kết cấu chịu lực, kết cấu bao che, giúp che mưa, tránh nắng và chống lại các ảnh hưởng xấu từ thời tiết bên ngoài, mái nhà là một trong những yếu tố không thể thiếu trong mọi công trình. Từ những vật liệu lợp mái thô sơ, đơn giản từ thuở sơ khai, mái nhà dần được nghiên cứu và thay thế để phù hợp hơn với sự đổi thay, phát triển của kiến trúc, kỹ thuật và điều kiện cuộc sống của người dân Việt Nam qua từng giai đoạn lịch sử. Sự khác nhau của vật liệu lợp mái qua các thời kỳ như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số kiến thức cơ bản nhất.
Thời kỳ vật liệu lợp mái sơ khai
Căn cứ vào hình ảnh còn lưu lại trên mặt trống đồng thuộc văn hóa Đông Sơn, chúng ta thấy có 2 loại hình kiến trúc là nhà sàn mái cong hình thuyền và nhà sàn mái hình tròn. Nhà sàn có mái cong hình thuyền, hai đầu mái có hoa văn trang trí, có hai cột chống, ở giữa có bố trí thang để lên sàn (giống nhà sàn hiện nay). Nhà mái hình tròn bố trí một cửa ở giữa, hai bên có phên chắn trang trí, hai nóc mái cong trang trí hai hình tròn khác nhau, có hai cột chống ở hai đầu ngôi nhà. Nhà mái tròn có thể sử dụng cho sinh hoạt tín ngưỡng, cộng đồng. Như vậy, một thời gian dài nhà ở dân gian người Việt chủ yếu là loại nhà sàn tựa trên cột, đây là loại nhà phù hợp với môi trường tự nhiên vùng châu thổ.
Thời kỳ vật liệu lợp mái bằng tranh nứa
Quay ngược dòng chảy của lịch sử, mái nhà thuần Việt xuất phát từ những vật liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên như rơm rạ, tranh, lá dừa,… với kết cấu chịu lực ở dưới đơn giản như tre, gỗ, thậm chí có chỗ còn buộc bằng lạt tre… Những mái nhà này đã trở thành hình ảnh đẹp, đậm chất văn hóa trong kiến trúc truyền thống Việt Nam và đến giờ vẫn còn xuất hiện ít nhiều tại các vùng quê.
Ở nước ta, từ thế kỷ 1 đến giữa thế kỷ 20, nền kinh tế – xã hội chủ yếu phục vụ cho chế độ quân chủ, đất đai đều thuộc quyền chiếm hữu của vua, chúa, quan lại và địa chủ. Vì thế, nhà ở giai đoạn này được phân ra làm hai nhóm: Nhóm nhà ở trung lưu, giàu có như quan lại, địa chủ và nhóm nhà ở dân nghèo.
Nhà ở người nghèo chủ yếu sử dụng vật liệu như tre, nứa, lá để làm nhà dạng nhà lều, mái và vách tường lợp bằng tranh kết từ lá, cỏ. Khuôn viên nhà ở người nghèo thường có diện tích đất nhỏ dưới một sào, nhà ở từ 1-2 gian kết hợp với bếp nấu.
Nhà ở dành cho giới trung lưu thường có khuôn viên sân vườn rộng hàng mẫu đất, xung quanh có hàng rào, cổng xây bằng gạch đất nung, có mái lợp ngói hoặc hàng rào trồng cây dâm bụt, cây chè mạn, đan xen là cây lấy gỗ, cổng ra vào trồng cây vòm xén tỉa.
Ưu điểm của vật liệu lợp mái thời kỳ này là nguồn gốc từ thiên nhiên, an toàn đối với người sử dụng. Tuy nhiên, tuổi thọ vật liệu thấp, thông thường sau 3 – 4 năm đã hư hỏng phải thay mới, khả năng chống thấm dột cực thấp, trời mưa nước mưa len lỏi dột vào nhà qua mái là điều thường gặp ở thời kỳ này.
Thời kỳ vật liệu mái bằng ngói đất nung
Sử dụng ngói đất nung (ngói truyền thống) lợp mái chủ yếu nằm vào giai đoạn hợp tác xã nông nghiệp tập trung từ năm 1954 đến năm 1986, giai đoạn tập trung xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, xây dựng hợp tác xã sản xuất tập trung. Kiến trúc nhà ở đã biến đổi thêm một bước trong kết cấu và vật liệu, với chủ trương ngói hóa nông thôn, những ngôi nhà tranh, tre, nứa, lá đã được thay thế bởi các ngôi nhà tường xây gạch, mái lợp ngói.
Vật liệu lợp mái bằng ngói đất nung thân thiện với môi trường và con người. Tuổi thọ cao hơn hẳn so với tranh, lá. Tuy nhiên, áp lực trọng lượng lên mái lớn, mái nhà lợp ngói thường bị ré nước khi có mưa bão và bị rêu mốc gây mất thẩm mỹ sau một thời gian ngắn sử dụng.
Thời kỳ vật liệu lợp mái bằng tôn
Giai đoạn đất nước đã đổi mới từ nền kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, nền kinh tế – xã hội đã phát triển vượt bậc, kéo theo không gian nhà ở biến đổi nhanh chóng. Kết cấu chủ yếu nhà khung bê tông cốt thép; vật liệu dùng gạch, bê tông, thép, nhôm, kính, tôn để xây dựng nhà ở; phương thức xây dựng bán cơ giới và thi công tại chỗ khác với nhà ở truyền thống có thể tháo lắp được và thi công thủ công.
Với đặc tính nhẹ, độ bền cao, tính thẩm mỹ lớn, tôn lợp mái nhìn chung đã khắc phục hoàn toàn các nhược điểm của các loại vật liệu lợp mái trước đây. Tuy nhiên, thị trường tôn lợp mái đa dạng: tôn mạ kẽm, tôn mạ màu, tôn lạnh, tôn lạnh màu, tôn giả ngói, tôn sóng ngói…mỗi loại có một điểm mạnh riêng trong từng thời kỳ. Vì thế, chọn tôn lợp mái cũng là công việc không hề đơn giản.
Xã hội ngày càng phát triển, các yêu cầu về vật liệu lợp mái ngày càng tăng. Điều này bắt buộc các nhà sản xuất tôn lợp mái không ngừng cải tiến công nghệ, nghiên cứu phát triển sản xuất nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của người dân.
Hiểu được điều đó, NS BlueScope Việt Nam luôn luôn nỗ lực, không ngừng tìm tòi và ứng dụng khoa học hiện đại vào quy trình sản xuất của mình, nhằm đưa đến tận tay khách hàng những sản phẩm có chất lượng tốt nhất, “đẹp” nhất. Và tôn Zacs ®+ ứng dụng công nghệ INOK™ là một minh chứng cho sự nỗ lực đó.
Với công nghệ INOK™ chống rỉ sét như INOX, tôn Zacs®+ có khả năng chống ăn mòn rỉ sét vượt trội nhờ lớp mạ vi cấu trúc 4 lớp ma trận bảo vệ đặc biệt. Giúp tăng tuổi thọ mái nhà lên gấp nhiều lần so với các loại vật liệu khác. Hệ sơn phủ chất lượng cao, công nghệ phủ sơn hiện đại và công nghệ cán, dập sóng cho ra những tấm tôn có hình dáng đa dạng đáp ứng tốt mong ước gìn giữ nét truyền thống nhưng không bị “lạc hậu” so với thời gian. Mái nhà lợp tôn Zacs®+ luôn bền đẹp, lâu phai theo thời gian. Ngoài ra, nhằm đồng hành và phát triển cùng với khách hàng, NS BlueScope Việt Nam đã xây dựng chế độ bảo hành hoàn hảo, bảo hành chống ăn mòn thủng 20 năm, bảo hành chống phai màu 5 năm đối với các sản phẩm của mình. Chính những ưu điểm đó, tôn Zacs®+ hiện đang nhận được sự tin tưởng của các nhà thầu lớn và hàng ngàn khách hàng trên cả nước.
Để biết thêm thông tin chi tiết về các sản phẩm của NS BlueScope Việt Nam, bạn truy cập vào website: https://bluescopezacs.vn/san-pham hoặc qua hotline 18006151 để được tư vấn và hướng dẫn tận tình nhất.