Mỗi mùa mưa bão đến chúng ta đều thấy những cảnh mái tôn bị gió tốc cuốn bay đi, nhất là ở những vùng biển đảo. Việc mái của ngôi nhà bị tốc đi sẽ gây nguy hiểm. Trước tiên là cho những người trong ngôi nhà bị tốc mái và sau là những ngôi nhà xung quanh có khả năng bị mái va vào bất kì vị trí nào của ngôi nhà dẫn đến ngôi nhà bị hư hỏng.
Với tầm quan trọng đó việc chồng néo gia cố cho mái tôn của ngôi nhà là điều cần thiết mỗi khi có bão về. BlueScope Zacs sẽ chia sẻ với các bạn 5 phương pháp chống gió tốc mái tôn của những người dân vùng biển.
1. Cố định các góc mái nhà
Khi thi công lắp đặt mái tôn lúc đầu cần phải chú ý ngay đến khoảng cách giữa các ốc vít, vì nó sẽ quyết định sức mạnh của mái tôn khi chống chịu bão. Cụ thể thì khoảng cách giữa các đinh vít nên được gần mép của tấm tôn. Các cạnh của mái tôn dọc theo các góc của ngôi nhà cần được bao ngoài với một tấm kim loại bảo vệ để gió không làm tốc mái được.
Còn với những ngôi nhà nằm gần biển thì nên sử dụng các loại ốc vít bu lông bằng chất liệu inox sus 304 vì vật liệu này chống ăn mòn rất tốt. Một số các lưu ý:
– Kích thước xà gồ sẽ phụ thuộc vào khoảng cách giữa các vì kèo và vật liệu xà gồ và khoảng cách giữa các xà gồ sẽ phụ thuộc vào vật liệu để làm mái tôn.
– Số lượng vít bắn tôn cần tăng thêm 5 vít/m tại vị trí thanh xà gồ cuối cùng.
– Giữa tấm phủ nóc nhà và tấm phủ góc đầu hồi nhà cần phải có sự liên kết.
2. Sử dụng nẹp
Để chằng chống mái nhà nên sử dụng nẹp thép thông thường (40×4). Loại nẹp chống bão này thông dụng, dễ lắp đặt trên mái nhưng lại có điểm trừ là ngăn rác chảy ngược theo mái. Vì thế cần phải thường xuyên trèo lên để vệ sinh bề mặt mái tôn tránh việc tôn bị rỉ dẫn đến hư hỏng phải sửa mái tôn. Chi tiết thêm là khoảng cách giữa các thanh nẹp chống bão là <= 2,5m.
3. Vít chặt lại hệ thống mái tôn vào khung mái nhà
Thực tế cho thấy nhiều hộ gia đình đã chủ quan không cố định mái nhà dẫn đến các mảnh vỡ đâm thủng tấm tôn thậm chí nguy hiểm hơn là gió vào nhà làm ảnh hưởng đến cấu trúc nhà và phá hủy đồ đạc và đe dọa tính mạng con người. Chính vì thế, mái tôn ở những khu vực có gió lớn cần được gắn với khung nhà bằng loại đinh vít chắc chắn.
Hiện nay, có rất nhiều gia đình sử dụng tôn làm mái nhà. Tôn có ưu điểm nhẹ, dễ trôi nước, không bị vỡ như mái ngói. Tuy nhiên, tôn nhẹ nên dễ bị gió bão cuốc tốc đi. Bởi vậy cần gia cố lại mái tôn trước khi bão đến để tấm tôn không bị gió làm tốc mái.
4. Sử dụng ke
Cách tiếp theo là dùng ke để tăng tiết diện liên kết giữa mái và xà gồ. Ưu điểm của ke là có độ bền cao, chịu được sức gió bão giật cấp 10-12…Khi bắn lên mái tôn, diện tích ke được trùm lên toàn bộ sóng dương và một phần sóng âm và được giữ chặt thành một khối thống nhất. Nhờ thế làm tăng độ khít giữa điểm giao của hai tấm tôn làm cho gió không luồn vào được, giữ chắc mái tôn và xà gồ không bị bay, xé khi có gió bão lên tới cấp 10-12.
5. Tăng trọng lượng của mái tôn bằng bao cát
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng bao cát có trọng lượng nặng đè lên mái tôn. Diện tích mái tôn càng lớn thì số lượng và trọng lượng của bao cát cần tăng thêm.
Mùa mưa bão đã đến và để giảm thiểu thiệt hại do bão gây ra thì ngôi nhà cần được gia cố chắc chắn để chống chịu với bão to.
Trên đây là 5 cách chống tốc mái tôn hiệu quả nhất được thử nghiệm của các kĩ sư có thâm niên và thực hiện rộng rãi của người dân làng chài những nơi khí hậu khắc nghiệt. Chúc bạn tìm được phương pháp chống tốc mái tôn phù hợp với công trình, nhà ở của mình.