Trước khi thi công làm mái tôn cho bất kỳ công trình nào, bạn cũng nên tính rõ chi phí làm mái tôn trước, rồi mới tính đến chuyện thi công lắp đặt, dưới đây là ví dụ thực tế để bạn hiểu rõ hơn.
1. Cách tính diện tích mái tôn trên bề mặt
Ví dụ đặt ra là một ngôi nhà được xây dựng trên một ô đất hình chữ nhật có diện tích mặt sàn chính xác là 82m2. Trong đó, chiều dài ngôi nhà là 11.7m, chiều cao từ kèo thép đến đỉnh mái tôn là 2m. Vậy diện phần mái để lợp tôn chóng nóng là bao nhiêu.
Từ dữ liệu trên ta sẽ tính ra được chiều rộng của ngôi nhà theo công thức tính diện tích hình chữ nhật là: 82/11.7=7m.
Từ đỉnh mái tôn ta hạ một đường cao xuống chiều rộng sàn nhà chính là trung điểm của chiều rộng. Từ đó ta biết một nửa chiều rộng của ngôi nhà là 3.5m.
Mái tôn và khung kèo thép có hình một tam giác. Từ đường cao kèo thép từ đỉnh xuống chân ta được 2 tam giác vuông đều nhau. Có 2 cạnh góc vuông chính là chiều cao kèo thép và nửa chiều rộng ngôi nhà.
Áp dụng công thức tính cạnh huyền tam giác vuông ta được: b2 = a2+c2 = 5.5 m. Đây cũng chính là độ dài chiều dốc mái tôn.
Từ các dữ liệu trên ta có cách tính diện tích mái tôn của ngôi nhà này chính là:
(Chiều dốc mái tôn x 2) x chiều dài mặt sàn= (5.5 x 2) x 11.7= 128.7m2
Với những ngôi nhà có diện tích khác, chúng ta vẫn phải vẽ rõ mô hình như trên cho dễ tính và áp dụng công thức trên nhằm kiểm soát tốt việc tính toán.
2. Công thức tính diện tích vật liệu làm mái tôn
Thông số của ngôi nhà chuẩn bị làm nhà mái tôn được lấy làm ví dụ:
- Xà có chiều rộng 150 mm
- Thanh kèo có chiều dày là 50 mm
- Mái nhà chính bị nhô ra 500 mm
- Chiều rộng của mái nhà chính không tính tường 2 bên 6000 mm
- Chiều cao của mái nhà tính từ đỉnh nhà đến tường bê tông 3000 mm
- Chiều dài của mái nhà chính tính cả tường bao quanh là 6200 mm
*Kích thước của mái nhà để lợp tôn như sau:
- Chiều cao mái tính từ mặt đất lên đến đỉnh mái là 4950 mm
- Chiều dài mặt sàn tính cả 2 bên tường là 6200 mm
Với những dữ liệu trên để tính toán ta ra được các thông số như sau:
- Diện tích mái nhà chính 30.69 m2
- Chiều dài vì kèo là 4950m
- Số giàn 1 bên mái là 11(tổng cả mái là 22 giàn)
- Tiền xà liệu là 0.41m3
- Khối lượng của Ban cơ sở tiện gia 0.58m3
- Số lượng vật liệu tôn lợp mái là 36 tấm
- Các vật liệu phụ, lót là 62m2
3. Các loại mái tôn phổ biến trong xây dựng nhà đẹp
- Tôn BlueScope Zacs® Bền Lạnh có khả năng chống ăn mòn cũng như khả năng chống nóng tuyệt vời gấp nhiều lần so với các vật liệu khác. Với nhiều ưu điểm vượt trội, BlueScope Zacs® Bền Lạnh là vật liệu lý tưởng dùng trong các công trình thương mại công nghiệp hay nhà ở, phù hợp với thị trường Việt Nam.
- Tôn Bền Màu BlueScope Zacs lần đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam sử dụng công nghệ Sơn thế hệ mới Gen III với hạt nhựa cao cấp liên kết ma trận bền vững, giúp lớp sơn bền màu trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Sản xuất theo đúng tiêu chuẩn trên dây chuyền công nghệ hiện đại của tập đoàn BlueScope Úc, đảm bảo chất lượng và đồng đều lớp mạ nên tôn Bền Màu Zacs có khả năng chống ăn mòn cao gấp 4 lần tôn kẽm thông thường.
- Tôn Zacs ®+ Hoa Cương™ CÔNG NGHỆ INOK ™ là sản phẩm cao cấp với bề mặt đá hoa cương độc đáo tạo thẩm mỹ sang trọng cho mái và cả căn nhà. Giờ đây, tôn Zacs ®+ Hoa Cương™ mới ứng dụng công nghệ INOK ™ chống rỉ sét vượt trội đảm bảo mái nhà không chỉ đẹp sang trọng mà còn bền đẹp không lo rỉ sét theo thời gian.
Hy vọng với bài viết hữu ích trên của BlueScope, gia chủ, chủ đầu tư đã có cái nhìn thiết thực hơn về cách tính chi phí làm mái tôn nhanh và chính xác, chúc các bạn thành công.