Nhà xưởng là loại công trình đặc thù, thường có diện tích rộng và được xây dựng theo hình thức nhà thép tiền chế lợp tôn, vì vậy lựa chọn tôn lợp mái nhà xưởng sao cho tốt, bền, rẻ và phù hợp với lĩnh vực doanh nghiệp là vấn đề rất quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng của toàn bộ công trình nhà xưởng và tiến độ kinh doanh, sản xuất của bạn.
Sau đây BlueScope Zacs sẽ chia sẻ bạn 3 kinh nghiệm lựa chọn tôn lợp mái nhà xưởng để có được công trình nhà xưởng lợp mái tôn hoàn hảo và ưng ý nhất.
1. Tôn lợp mái nhà xưởng loại nào tốt?
Tôn lợp mái trên thị trường hiện nay tương đối đa dạng về chủng loại và mẫu mã, nhưng không phải loại tôn nào cũng phù hợp với đặc thù các công trình nhà xưởng.
Đặc biệt mỗi loại hình nhà xưởng khác nhau, nhu cầu sử dụng khác nhau cũng sẽ có những loại tôn lợp mái phù hợp.
Thông thường, để đánh giá và lựa chọn tôn lợp mái nhà xưởng tốt, các yếu tố sau thường được xem xét: Loại tôn (tôn lạnh hay tôn mạ kẽm), độ dày tôn, loại sóng, tính năng (tôn 1 lớp hay tôn cách nhiệt), màu sắc, thương hiệu nhà sản xuất tôn.
1.1. Loại tôn lợp mái nhà xưởng
Sử dụng tôn lạnh hay tôn mạ kẽm luôn là lựa chọn tối ưu và thịnh hành nhất hiện nay khi lợp mái nhà xưởng.
Trước đây, tôn mạ kẽm rất thường xuyên được sử dụng cho các công trình nhà xưởng bởi giá thành rẻ. Nhưng hiện nay người ta lại ưa chuộng sử dụng tôn lạnh hơn để đảm bảo chất lượng sản xuất với những lĩnh vực kinh doanh đặc thù.
1.2. Độ dày tôn
Độ dày tôn thường được lựa chọn tùy theo điều kiện thời tiết và khí hậu tại nơi xây dựng công trình nhà xưởng.
Những nơi thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió bão sẽ cần sử dụng loại tôn có độ dày lớn hơn để tăng sức chống chịu và độ bền cơ học.
1.3 Loại sóng tôn
Tôn lợp mái nhà xưởng thường có hình thức cán sóng phổ biến nhất là tôn 6 sóng vuông, và tôn 11 sóng vuông, ngoài ra còn có loại 5 sóng, 7 sóng, 9 sóng,…
Nhìn chung, tôn cán sóng có bước sóng lớn (5 sóng, 6 sóng) thường được sử dụng để lợp mái và làm vách ngăn cho những công trình có diện tích mái rộng
Tôn cán sóng có bước sóng nhỏ (9 sóng, 11 sóng) thường được sử dụng làm tường vách, lợp mái các phần công trình có diện tích nhỏ..
Tôn lạnh có độ bền cao, khả năng chống ăn mòn, chống han rỉ vượt trội gấp nhiều lần so với tôn kẽm. Chính vì vậy, mặc dù có giá thành cao hơn nhưng xét trên thời gian sử dụng lâu dài thì tôn lạnh lại tiết kiệm chi phí hơn do hạn chế được việc thay thế, sửa chữa mái tôn, giá trị thẩm mỹ của tôn lạnh cũng được đánh giá cao hơn tôn kẽm rất nhiều.
1.4. Tính năng
Hiện nay xu hướng sử dụng tôn cách nhiệt càng ngày càng được ưa chuộng, đặc biệt đối với nhu cầu lợp mái tôn nhà xưởng.
Tôn cách nhiệt (tôn PU, tôn 3 lớp) giúp mang đến cho nhà xưởng của bạn một môi trường làm việc thoải mái, chống nóng, chống ồn. Trong môi trường nhiệt độ cao, máy móc và hàng hóa trong nhà xưởng của bạn rất dễ hư hại, môi trường làm việc nóng bức cũng sẽ không thể mang lại hiệu quả cao.
Vì vậy trong xây dựng nhà xưởng tiền chế, tôn lạnh màu 1 lớp thường được sử dụng cho phần tường vách, mái nhà xưởng phần lớn được sử dụng tôn cách nhiệt.
1.5. Màu sắc tôn
Đối với màu sắc mái tôn cho nhà xưởng thông thường sẽ được lựa chọn theo sở thích hay phong thủy của chủ đầu tư, đôi khi cũng sẽ được lựa chọn dựa theo đặc thù riêng của loại nhà xưởng.
1.6 Tôn lợp mái nhà xưởng hãng nào tốt
Thương hiệu nhà sản xuất tôn cũng là vấn đề mà bạn nên cân nhắc khi chọn mua tôn lợp mái nhà xưởng.
Bởi nhà xưởng là loại công trình quy mô lớn, khi mua tôn trôi nổi, không rõ nguồn gốc ngoài thị trường bạn sẽ rất dễ mua phải tôn giả, tôn kém chất lượng.
Khi mua tôn chính hãng tại hệ thống ủy quyền của những thương hiệu lớn (VD: Tôn Zacs) bạn sẽ được cam kết về chất lượng mái tôn, kèm theo những chính sách bảo hành rõ ràng và hấp dẫn.
BLUESCOPE ZACS® BỀN MÀU TIÊN TIẾN – Lựa chọn tối ưu cho mái nhà xưởng
Nhu cầu về xây dựng, đặc biệt là đối với các công trình có quy mô vừa và nhỏ ngày càng tăng lên. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, NS BlueScope Việt Nam đã nghiên cứu và cho ra đời dòng sản phẩm TÔN ZACS® BỀN MÀU TIÊN TIẾN.
Đây là dòng sản phẩm tối ưu đáp ứng được cả các yêu cầu về chất lượng và tính thẩm mỹ, phù hợp cho mái nhà, vách ngăn và tấm trần cho các công trình vừa và nhỏ.
Tôn Zacs® Bền Màu Tiên Tiến là dòng sản phẩm dành riêng cho các công trình xây dựng có quy mô vừa và nhỏ như siêu thị, xưởng sản xuất, nhà kho…
4 Tính Năng Nổi Bật của Tôn Bền Màu Zacs
Công Nghệ Sơn Thế Hệ Mới Gen 3 :
Bền màu ngay cả trong thời tiết khắc nghiệt: công nghệ sơn thế hệ mới Gen III đầu tiên và độc quyền tại Việt Nam có các hạt nhựa liên kết cao cấp giúp độ bền màu lâu hơn, giữ màu sắc lâu dài. Sản phẩm được kiểm chứng tại phòng lab Clayton – Úc sau hơn 2000 giờ chiếu tia UV.
Công Nghệ Mạ duy nhất tại Việt Nam đạt tiêu chuẩn IBEC :
Tôn Bền Màu BlueScope Zacs sản xuất bởi NS BlueScope Việt Nam với thép mạ hợp kim nhôm kẽm ( 55% nhôm 43.5% kẽm và 1.5% silicon) theo đúng tiêu chuẩn và trên dây chuyền công nghệ của Tập đoàn BlueScope Úc đảm bảo chất lượng và đồng đều lớp mạ. Nhờ vậy, Tôn Bền Màu Zacs có khả năng chống ăn mòn cao gấp 4 lần so với tôn kẽm thông thường trên thị trường hiện nay.
Khả năng giảm nhiệt cực tốt :
Tất cả các sản phẩm của BlueScope Zacs đều sử dụng công nghệ độc quyền Eco-cool ( chứa một loại bột đặc biệt) có khả năng phản xạ nhiệt từ tia nắng mặt trời tốt hơn, làm giảm nhiệt mái tôn 5˚C giúp không khí trong nhà mát hơn.
Chế độ bảo hành hấp dẫn:
Tôn BlueScope Zacs Bền Màu được bảo hành chống phai màu 5 năm và bảo hành chống ăn mòn thủng 10 năm và thời gian sử dụng lên đến 25 năm.
2. Cập nhật giá tôn Zacs lợp mái nhà xưởng 2024
Giá tôn lợp mái là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu đối với nhu cầu lợp mái nhà xưởng, đặc biệt đối với các công trình nhà xưởng quy mô lớn.
Ai cũng muốn mua được tôn giá rẻ để tiết kiệm chi phí xây dựng nhà xưởng của mình, nhưng điều này lại khiến các dòng tôn giả, tôn kém chất lượng giá rẻ có cơ hội trà trộn vào thị trường, làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình nhà xưởng.
>> Tham khảo Bảng giá tôn Zacs để cập nhật giá các loại tôn lợp mái nhà xưởng mới nhất, giúp bạn lập dự toán chi phí chi tiết hơn, tránh được những chi phí nguyên vật liệu phát sinh
Đơn giá nhân công lợp mái tôn lợp mái tôn nhà xưởng thông thường sẽ phụ thuộc vào độ phức tạp và độ cao của mái. Để có báo giá thi công mái tôn nhà xưởng tốt nhất, bạn hãy tham khảo thông tin của nhiều đơn vị thi công khác nhau và cân nhắc trong các đơn vị thi công uy tín.
Ngoài ra, bạn cũng nên nắm rõ các bước thi công mái tôn nhà xưởng để có thể tự đánh giá báo giá thi công mái tôn, giám sát thi công để có được chất lượng công trình mái tôn hoàn hảo nhất.
3. Các bước thi công mái tôn nhà xưởng
Một quy trình chuẩn kỹ thuật, đảm bảo độ an toàn sẽ giúp cho công trình của bạn được hoàn thiện cả về thẩm mỹ lẫn công năng. Bởi thế việc nắm rõ các bước thi công lợp mái tôn cho nhà xưởng là vấn đề quan trọng mà bạn không thể bỏ qua.
Một quy trình thi công mái tôn cho nhà xưởng thông thường sẽ được tiến hành trình tự theo các bước sau.
Bước 1: Xác định diện tích mái tôn cần lợp
Đồng thời xác định kích thước tấm tôn lợp mái để tính toán được số lượng tôn cần sử dụng. Từ đó tính toán được số lượng phụ kiện mái tôn đi kèm
Bước 2: Chuẩn bị thi công
Sau khi chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu cùng dụng cụ thi công cần thiết, bạn nên thực hiện khảo sát vị trí mái tôn cần thi công, xác định trình tự thi công.
Bước 3: Tiến hành thi công
Định vị tấm đầu tiên cho thẳng, đúng vị trí, những tấm tôn tiếp theo cũng cần được đặt vào vị trí phù hợp giúp công trình có thể hoàn thành đẹp và chính xác nhất, chắc chắn không có các khoảng lồi vào hay xối rìa không đều nhau. Sau đó sử dụng đinh vít đầu có vòng đệm cao su để cố định tấm tôn.
Các tấm tôn ở điểm nối nhau cần phải gối lên nhau ít nhất 1 inch hoặc 1 lớp tôn để đảm bảo độ bao phủ của mái tôn với ngôi nhà. Ngoài ra, để các tấm tôn lợp mái nhà xưởng có độ kín tối đa, người ta thường sử dụng keo silicon ở các điểm nối (đặt keo trước khi đặt tấm tôn xuống). Silicon có tác dụng giúp các tấm lợp gắn chặt với nhau.
Sau khi đã hoàn thành lắp đặt cho toàn bộ mái nhà theo trình tự từ đỉnh cao nhất của mái nhà xuống phía dưới mép, cần phải kiểm tra lại để xác định các tấm tôn đã đều đặn và đúng vị trí chưa.
Cuối cùng là lắp đặt các tấm che khe nối. Các tấm che khe nối này có hình dáng giống với mái hắt, nhưng điểm khác biệt là nó được sử dụng để đặt lên các khe trên mái nhà. Khi lắp đặt bạn có thể uốn cong nó thành hình tương ứng với phần nóc mái nhà và sử dụng độ rộng của nó để quyết định dùng một hay hai hàng ốc.
Bước 4: Hoàn thiện công trình, kiểm tra
Khi đã hoàn tất lắp đặt nên kiểm tra toàn bộ công trình mái một lần nữa để chắc chắn rằng mái đã khít, chắc chắn và an toàn.
Trên đây là những điều bạn nên biết trước khi quyết định lựa chọn mái tôn lợp nhà xưởng và thi công công trình nhà xưởng của mình. BlueScope Zacs hi vọng đã giúp bạn tìm ra giải pháp phù hợp với công trình nhà ở của mình nhất nhé